Máy trạm là gì? máy trạm có gì khác với máy tính thông thường? Khái niệm về máy trạm là điều mơ hồ đối với không ít người. Máy trạm còn được gọi là Workstation, là máy tính dành cho những cá nhân, công ty có nhu cầu sử dụng máy cấu hình mạnh với hiệu suất cao. Vậy thực chất máy Workstation là gì? Cùng Thanh lý Cường Phát tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu máy trạm là gì?
Máy trạm (Workstation) là những máy tính cấu hình cao, được thiết kế, xây dựng với những tiêu chuẩn để đáp ứng chức năng điện toán chuẩn của một số ngành như ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ. Máy trạm là gì? Workstation rất khác với máy tính thông thường. Chúng được thiết kế thêm phần cứng và cả phần mềm để đáp ứng nhu cầu sử dụng với hiệu suất cực cao. Thông thường, những người sử dụng máy trạm đều là những nhà lập trình, nghệ sĩ đồ họa, các nhà nghiên cứu khoa học. Nói một cách chung nhất thì đối tượng dùng Workstation là những người đòi hỏi khả năng tính toán cao để thu về hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu chi tiết về máy trạm
Một cấu hình Workstation có thể khác nhau dựa trên nhiệm vụ, mục đích của người dùng. Tuy nhiên, xét một cách tổng quan thì máy trạm có khả năng xử lý, lưu trữ bộ nhớ cao. Sử dụng Workstation vào việc thiết kế đồ họa hay chơi game đều mang lại bộ điều hợp cũng như gia tốc video với hiệu suất cực cao.
Workstation liên quan nhiều tới ngành công nghiệp và hệ thống các phần mềm nhiều ngành nghề sử dụng. Phần cứng của máy trạm cũng có thể thiết kế để phối kết hợp được với phần mềm. Đối với một số trường hợp, một Workstation có thể hoạt động như máy chủ. Ví dụ như Workstation ở bộ phận đồ họa được cấu hình như máy chủ in bộ phận.
Những tính năng nổi bật của máy trạm
Máy tính trạm là gì? Tại sao máy tính trạm lại được các chuyên gia, nghệ sĩ đồ họa, nhà nghiên cứu khoa học ưu tiên sử dụng để phục vụ công việc? Bởi máy trạm sở hữu rất nhiều tính năng nổi bật. Sử dụng một chiếc laptop Workstation, người dùng sẽ khai thác được những tính năng sau:
Cấu hình mạnh mẽ
Đây là một điểm nổi bật rất dễ nhận thấy trên những dòng máy tính trạm. Những dòng máy Mobile Workstation này được trang bị CPU Intel Xeon hoặc có thể là Intel Core đa nhân cao cấp. Đặc biệt, tốc độ xử lý cũng như bộ nhớ cache của chúng rất lớn. Điều này đảm bảo cho việc thực hiện được lượng khối lượng tính toán lớn so với các dòng máy tính phổ thông.
Card đồ họa chuyên dụng
Những dòng máy tính trạm đều được trang bị card rời chuyên dụng. Đó có thể là NVIDIA Quadro hoặc là AMD Radeon Pro. Những cái tên này đều thuộc dòng card đồ họa chuyên dụng được tích hợp sẵn từ phần cứng cùng thuật toán hỗ trợ các phần mềm đồ họa để cải thiện hiệu năng xử lý. Không chỉ vậy, chúng còn có driver chuyên biệt để hỗ trợ, giúp card đồ họa có được hiệu năng làm việc cao nhất.
Có khả năng nâng cấp mạnh mẽ
Cách dòng laptop Workstation thường có nhiều khe cắm để người dùng có thể nâng cấp Ram hay ổ SSD. Hơn nữa, Workstation cũng rất đa dạng cổng kết nối. Vì vậy, người dùng có thể kết nối một cách dễ dàng. Thêm vào đó, thiết kế máy trạm cũng rất đơn giản, tinh tế và khoa học. Chỉ cần bạn muốn là có thể tiếp cận với khe cắm bên trong máy.
Máy trạm sở hữu nhiều tính năng nổi trội
Hệ thống tản nhiệt hiệu quả
Đa phần các máy tính trạm đều có hệ thống tản nhiệt lớn với chất lượng vượt trội. Thậm chí có dòng máy còn trang bị tới 2 ống tản nhiệt riêng cho cả bộ xử lý trung tâm CPU và bộ xử lý đồ họa GPU. Bộ phận tản nhiệt của Workstation hoạt động rất hiệu quả và ổn định. Vì vậy, người dùng có thể sử dụng máy để thực hiện tác vụ tính toán trong một khoảng thời gian dài.
Màn hình đẹp, sắc nét
Máy tính trạm thường được dùng để phục vụ các công việc liên quan tới hình ảnh nên nó được trang bị màn hình chất lượng cao. Hầu hết các laptop Workstation đều có màn hình độ phân giải từ Full HD trở lên cùng với những panel chất lượng cao.
Những điểm khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường
Máy trạm là gì? Máy tính trạm có gì khác với các loại máy tính thông thường? Sự khác biệt ở máy trạm Workstation và máy tính thông thường thể hiện ở những yếu tố sau:
Cấu hình và hiệu năng
Máy trạm thường đảm nhiệm việc xử lý các tác vụ nặng như đồ họa phức tạp, ảnh động, 3D,… Trong khi đó, máy tính thông thường rất khó để có thể làm tốt những tác vụ này. Lý do là bởi máy trạm được nhà sản xuất trang bị cấu hình mạnh, tích hợp card đồ họa chuyên dụng cao cấp, có cấu hình thế hệ mới, rất ít khi xuất hiện ở các mẫu máy tính thông thường. Do đó, các dòng máy tính trạm rất ít được bày bán tại nước ta. Nếu có nhu cầu sử dụng thì bạn phải order máy trạm Workstation trực tiếp hoặc qua những nhà phân phối.
Build ngoại hình cực chắc chắn
Máy tính trạm thuộc sản phẩm sở hữu ngoại hình vô cùng chắc chắn. Nó thể hiện được sự chuyên nghiệp, hiện đại và sang trọng, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Máy tính Workstation được thiết kế chắc chắn, độ bền cao. Phần vỏ máy làm từ vật liệu nhẹ, khả năng chịu lực tốt. Phần cứng bên trong được sắp xếp rất khoa học và hợp lý. Nếu muốn nâng cấp thì người dùng chỉ cần bỏ ra vài phút. Rất đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện.
Bộ vi xử lý – CPU
Máy trạm MSI dùng CPU hiệu năng xử lý rất mạnh cùng với tần suất lớn. Hầu hết các dòng laptop máy trạm đều được nhà sản xuất trang bị Intel Core i7 hoặc Intel Xeon. Ưu điểm của chúng là cung cấp khả năng xử lý đa luồng, CPU tốc độ nhanh, bộ nhớ đệm cao,…..
Máy trạm có nhiều điểm khác với máy tính thông thường
Bộ nhớ RAM
Máy trạm là gì? Dòng máy với cấu hình cao chuyên phục vụ hiệu suất làm việc lớn với cấu hình khủng này còn khác với máy tính thông thường ở bộ nhớ RAM. Máy tính Workstation được trang bị RAM 16GB. Tính tới thời điểm hiện tại, tốc độ xung của chúng thuộc dòng cao cấp nhất. Khả năng nâng cấp lên tới 4 slot RAM và chỉ trong vài giây có thể tăng tốc render hình ảnh.
Bộ xử lý đồ họa
Máy tính trạm là dòng máy chuyên sử dụng đồ họa hình ảnh công nghệ cao. Chính vì vậy, bộ xử lý đồ họa của Workstation rất đặc biệt. Chúng khác hẳn o với các loại máy tính thông thường. Hầu hết các máy tính trạm MSI đều được nhà sản xuất trang bị card đồ họa chuyên dụng. Nổi bật nhất là NVIDIA Quadro.
Ổ cứng
Máy tính Workstation MSI được thiết kế lại giữa tốc độ vòng quay 7200rpm cùng HDD nên ở chúng có sự an toàn cực cao. Hơn nữa SSD PCIe áp dụng công nghệ mới nhất. Điều này giúp cho máy có tốc độ truy xuất nhanh chóng trong khi không làm ảnh hưởng tới dung lượng để lưu trữ dữ liệu.
Màn hình
Là một dòng máy chuyên dùng cho đồ họa, chính vì vậy, máy trạm được trang bị màn hình công nghệ IPS. Bên cạnh đó, người dùng có thể chọn màn hình theo nhu cầu của bản thân. Đó có thể là 15.6inch hay thậm chí là 17.3inch. Đặc biệt, độ phân giải của máy trạm là Full HD, lên tới 4K. Chính vì vậy, máy tính Workstation cho hình ảnh vô cùng chân thực và sắc nét.
Những người nên sử dụng máy tính trạm
Như đã chia sẻ ở trên, với tính năng và hiệu suất đặc biệt của máy tính trạm thì đối tượng sử dụng hợp lý nhất chính là các nghệ sĩ đồ họa, chuyên gia thiết kế, các nhà làm phim và những người hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới hình ảnh như kiến trúc, bất động sản, y học, năng lượng, truyền thông,… Tuy nhiên, mức giá của máy trạm tương đối cao. Nó chênh lệch nhiều so với mức thu nhập trung bình hiện nay. Thế nhưng đổi lại, máy tính Workstation đem lại rất nhiều tiềm năng nên nhu cầu sử dụng máy trạm trên thị trường ngày càng tăng.
Ứng dụng trong y khoa
Sự khác nhau giữa máy trạm và Server
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm máy chủ (server) và máy trạm. Trên thực tế, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sau khi đã hiểu máy trạm là gì? thì bạn có thể điểm ra sự khác nhau giữa Workstation và Server như sau:
– Server là phần cứng/phần mềm được dùng với mục đích thực hiện yêu cầu từ những máy tính khác khi được kết nối với nó. Server không có màn hình, bàn phím cũng như chuột. Trong khi đó, máy tính Workstation có hiệu năng làm việc cao, được dùng với nhiệm vụ cụ thể. Thông thường là phần cứng và phần mềm trên một Workstation được thiết kế để giúp một công việc nào đó đạt được hiệu suất tốt nhất.
– Server là thành phần trung tâm đối với hệ thống mạng. Nó đóng vai trò là bên đáp ứng nhu cầu dịch vụ trong mạng. Còn máy tính trạm được kết nối với mạng cũng như các hệ thống độc lập khác như một máy tính thông thường.
– Các máy tính Workstation có thiết nhập và xuất cá nhân như chuột, bàn phím cũng như giao diện video. Trong khi đó, Server không bắt buộc phải trang bị những thiết bị IO cá nhân. Thiết bị đầu vào và đầu ra được kết nối với Server thông qua công tắc KMV trong giá đỡ máy chủ.
– Máy trạm có GUI, nếu không sẽ dùng cho mục đích khoa học cụ thể liên quan tới hệ điều hành thiết kế với CLI. Còn với Server thì không cần phải có GUI.
Điểm danh 5 dòng Laptop Workstation tốt nhất trên thị trường
Như đã chia sẻ ở trên, Laptop Workstation hay máy tính trạm được ứng dụng nhiều trong cách lĩnh vực như thiết kế đồ họa, khoa học kỹ thuật, kiến trúc, giải trí, truyền thông. Do đó, nhu cầu sở hữu một chiếc máy tính Workstation của các nhà thiết kế, kỹ thuật viên,… là rất lớn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu laptop Workstation tốt. Dưới đây là 5 cái tên mà bạn nên tham khảo:
Máy tính trạm HP ZBook 15 G5
Hiệu năng của chiếc máy tính trạm này được xem như một điểm nổi bật được giới công nghệ và người dùng đánh giá cao nhất. HP Zbook 15 G5 có thể thực hiện được mọi tác vụ của PC nhờ vào bộ vi xử lý Intel Core đa nhân hiệu năng cực cao. Hơn nữa, máy tính Workstation này cũng được trang bị card đồ họa NVIDIA Quadro hiện đại, mới nhất hiện nay. Chiếc laptop Workstation HP Zbook 15 G5 có thể dựng video và thực hiện render hình ảnh, thao tác mã hóa tốc độ cao như các máy trạm để bàn.
Mẫu máy trạm HP Zbook 15 G5
Laptop Workstation Lenovo ThinkPad P1
Không quá khi nói rằng Lenovo ThinkPad P1 là một chiếc máy trạm gần như hoàn hảo. Điểm trừ duy nhất của chiếc máy tính Workstation này có lẽ là mức giá khá cao, khoảng 80 triệu đồng. Nó sẽ là lựa chọn số 1 cho những nhà thiết kế, các họa sĩ đồ họa, nhà dựng phim,…. Lenovo ThinkPad P1 giống như một studio ảo xây trên nền máy tính Workstation ThinkPad của thương hiệu Lenovo vậy.
Người dùng có thể thực hiện mọi công việc từ đơn giản tới phức tạp với Lenovo ThinkPad P1 bởi nó sở hữu màn hình 15.6inch, độ phân giải 4K cùng IPS hỗ trợ Touchscreen. Chưa kể, dòng máy này còn trang bị vi xử lý Intel đa nhân cao cấp cùng card đồ họa NVIDIA Quadro P2000.
Máy trạm Dell Precision 5530
Máy trạm là gì? Với Dell Precision 5530, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm những tính năng tuyệt vời của một chiếc máy tính Workstation. Mẫu laptop Dell Precision 5530 này được thiết kế rất tinh tế và hiện đại. Phần khung máy được thiết kế với chất liệu nhôm nguyên khối, vỏ máy là chất liệu Carbon. Điều này đem tới sự bền bỉ và nhẹ nhàng cho sản phẩm. Bên cạnh đó, mẫu máy tính trạm này được trang bị vi xử lý Intel Core đa nhân, màn hình Ultrasharp 4K, card đồ họa NVIDIA Quadro P2000, khả năng nâng cấp RAM, SSD cực mạnh.
LAPTOP Dell Precision 5530 máy trạm nổi tiếng Dell
Laptop Workstation MSI WS65 Mobile Workstation
Mẫu máy tính trạm này của hãng MSI được trang bị card đồ họa Quadro RTX 5000 16GB GDDR6 – một trong những card đồ họa chuyên dụng mạnh nhất hiện nay. Bên cạnh đó, WS65 Mobile Workstation còn trang bị thêm vi xử lý Intel Core i9 với khả năng xử lý tốt các ứng dụng đồ họa nặng, yêu cầu cao. Đặc biệt, chiếc máy tính trạm này còn trang bị màn hình độ phân giải 4K cực sắc nét, được chứng nhận độ bền chuẩn quân đội cũng như chứng nhận đồ họa ISV.
Mẫu WS65 Mobile Workstation
Máy tính trạm ASUS StudioBook S W700G3T
Cái tên cuối cùng trong top laptop Workstation tốt nhất hiện không thể bỏ qua ASUS StudioBook S W700G3T. Tính tới thời điểm hiện tại, đây chính là mẫu máy trạm xách tay mỏng nhất trên thế giới. StudioBook S W700G3T được trang bị card đồ họa NVIDIA Quadro RTX. Dù màn hình của máy trạm này chỉ là 17ich nhưng bạn hoàn toàn có thể cho chúng vào balo 15ich. Bởi mẫu máy trạm này rất mỏng. Cấu hình của ASUS StudioBook S W700G3T là sự kết hợp giữa Intel Xeon và card NVIDIA Quadro RTX 3000 6GB GDDR6. Vì vậy, người dùng có có thể xử lý công việc với hiệu suất cao.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã hiểu được máy trạm là gì cũng như tính năng và các điểm khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường. Nếu có nhu cầu sử dụng các mẫu laptop Workstation thì bạn hãy tham khảo các mẫu mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên nhé.
- Hướng dẫn đổi hình nền máy tính win 10 đơn giản và nhanh nhất
- Hướng dẫn tạo Google Form nhanh gọn và hiệu quả nhất
- Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Teamview mới nhất
- Top 4 loa máy tính bàn nghe nhạc cực hay giá tốt bạn nên tham khảo
- Hướng dẫn cài đặt mật khẩu cho máy tính Windows 7, 8, 10 nhanh chóng